Giày bảo hộ đã trở thành một trong những trang thiết bị bảo hộ cá nhân quá quen thuộc không chỉ đối với người làm việc trong những môi trường lao động nguy hiểm, mà còn đối với bất kỳ ai đang tham gia các hoạt động tồn tại yếu tố gây nguy hiểm cho chân. Cùng với đó là một sự thật không thể phủ nhận rằng, một đôi giày bảo hộ có thể đem lại sự bảo vệ toàn diện cho mũi chân, gót chân, lòng bàn chân và tổng thể sức khỏe cho chân của bạn trong quá trình vận động. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc, vật liệu mà các nhà sản xuất đã đưa vào đôi giày bảo hộ của bạn là gì và danh tính thực sự của chúng là như thế nào không?
1. Các loại chất liệu thường được sử dụng để sản xuất mũi giày
Chắc hẳn ai cũng biết, ngón chân sẽ là bộ phận dễ dàng bị tổn thương nhất trên bàn chân. Bởi các ngón chân luôn là bộ phận tiên phong trong quá trình di chuyển và cũng thường phải gánh chịu nhiều áp lực trong quá trình vận động. Bởi lẽ đó mà ngón chân sẽ dễ gặp phải những chấn thương như:
- Dập ngón chân do rơi rớt trong quá trình bưng bê vật nặng
- Bị kẹp khi đóng cửa
- Vô ý đá vào vật cản hoặc đồ vật cứng
- Trật khớp do di chuyển trong thời gian dài
Để bảo vệ ngón chân, phần mũi của giày đã được các nhà sản xuất lót vào những vật liệu cứng cáp, bền bỉ nhằm chống chọi, giảm thiểu và ngăn ngừa sự tác động bởi những tai nạn va chạm trên. Những vật liệu đó thường sẽ là:
1.1. Sắt
Sắt hay còn được gọi là thiết, một chất kim loại rất quen thuộc với tên hóa học là Fe. Ứng dụng của sắt là cực kỳ phổ biến và hầu như chúng ta đều gặp loại vật liệu này trong cuộc sống hàng ngày. Với tính chất cực kì bền bỉ và cứng cáp, sắt đã được ứng dụng để đưa vào những đôi giày bảo hộ đầu tiên trên thế giới.
Cho tới thời điểm hiện tại, sắt vẫn đựng sử phổ biến ở nhiều mẫu giày bảo hộ nhằm giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất và tạo ra những mẫu giày bảo hộ giá rẻ phục vụ cho thị trường. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là giày bảo hộ mũi sắt sẽ khá nặng và cồng kềnh, làm giảm phạm vi và gây khó chịu trong quá trình di chuyển.
1.2. Thép
Thép là một loại hợp kim cũng rất phổ biến sau sắt. Về bản chất, thép được kết hợp từ hai thành phần chính là sắt (Fe) và Carbon (C) cùng với với một số nguyên tố khác. Vì vậy, thép thừa hưởng được sự cứng cáp và bền bỉ từ sắt, kết hợp với carbon cùng nhiều nguyên tố thì độ cứng của hợp kim thép được gia tăng một cách đáng kể.
Sau sắt thì thép cũng trở thành một lựa chọn phổ biến trong việc tạo ra những đôi giày bảo hộ giá rẻ với chất lượng và hiệu quả chống chịu cao hơn, có khả năng chịu mài mòn tốt hơn. Tuy nhiên, hợp kim này vẫn khá nặng và cồng kềnh, làm kìm hãm khả năng hoạt động của đôi chân.
1.3. Composite
Composite là một loại phi kim được tổng hợp từ rất nhiều các nguyên tố khác nhau như sợi thủy tinh, sợi bazan, sợi hữu cơ, sợi carbon, sợi kermel, sợi nomex, sợi silic, sợi polyester,…
Với nhiều khả năng ưu việt, composite đã được Mỹ ứng dụng vào trong công nghệ chế tạo tên lửa từ những năm 1950 bởi chúng có khả năng chịu lực va đập và khả năng chống ăn mòn cao hơn cả thép và sắt. Không những thế, loại phi kim này còn có khả năng chịu nhiệt và cách điện tốt, phù hợp với nhiều loại môi trường lao động và nhu cầu sử dụng khác nhau.
Bạn có thể dễ dàng thấy được phần mũi của những đôi giày bảo hộ thể thao thời trang cao cấp sẽ được trang bị composite. Bởi khả năng Metal Free không bị máy quét kim loại phát hiện cùng với trọng lượng nhẹ, những đôi giày này sẽ đáp ứng được cả nhu cầu sử dụng trong công việc và trong cả cuộc sống hàng ngày. Thay vào đó, nhược điểm lớn nhất của composite chính là giá thành cao ngất ngưởng, nhưng tiền nào thì của nấy vì lợi ích mà những đôi giày này mang lại thực sự rất đáng kể.
1.4. Nano Carbon
Ở thời điểm hiện tại là năm 2023, Nano Carbon là công nghệ tiên tiến nhất trong sản xuất mũi giày bảo hộ. Chất liệu này được tạo ra dựa trên sự thay đổi cấu trúc liên kết, từ đó tạo ra những chất liệu cứng cáp và siêu việt. Bởi vì vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu nên nano carbon chưa thực sự phổ biến và ứng dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, mũi giày nano carbon là một sản phẩm mang tính kỳ vọng cực cao bởi chúng quá nhẹ, khả năng chịu va đập quá tốt với sự bền bỉ quá cao. Nổi trội nhất là thương hiệu Safety Jogger đã tiên phong trong việc tạo ra những đôi giày bảo hộ siêu nhẹ với mũi giày nano carbon kèm theo hàng loạt các công nghệ khác.
Nano carbon cũng có khả năng Metal Free vì bản chất nó không phải là kim loại, nhưng nhược điểm vẫn sẽ là vấn đề về giá thành, thậm chí mức giá của một đôi giày có mũi nano carbon còn cao hơn cả composite. Vì vậy hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn giày bảo hộ phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình bạn nhé!
2. Các loại chất liệu thường được sử dụng để sản xuất đế giày
Cùng với mũi giày thì đế giày là một phần cực kỳ quan trọng mà các nhà xuất luôn để tâm. Bởi đôi chân là để bước đi và nguy cơ giẫm trúng những vật liệu gây nguy hiểm như đinh tán, ốc vít, dao, kéo, búa,… Đôi khi với những hoạt động mạnh như nhảy xuống mà vô tình đạp trúng những vật trên trong khi đế giày quá mỏng và không đảm bảo thì chắc chắn bạn sẽ gặp nguy hiểm. Bởi lẽ đó mà các nhà sản xuất đã lựa chọn và đưa các chất liệu sau vào thiết kế của để giày bảo hộ.
2.1. Cao su
Đây là một chất liệu không còn quá xa lạ với chúng ta ở xã hội hiện đại. Cao su là một loại polymer có độ bền cơ học cao và khả năng biến dạng đàn hồi lớn, chính vì vậy mà chúng được sử dụng rất nhiều như làm lốp xe, bong bóng,…
Khi được áp dụng vào sản xuất giày, cao su mang lại khả năng chống trượt và chịu lực tốt. Ngoài ra, đế giày được làm từ cao su cũng sẽ mang khả năng cách điện, giúp giảm nguy cơ bị điện giật. Đồng thời với thiết kế dày dặn thì giày bảo hộ với đế cao su cũng hỗ trợ giảm khả năng bị đâm xuyên bởi đinh.
Cao su có độ bền thấp và nặng hơn so với các chất liệu khác, vậy nên giá thành của chúng khá rẻ. Các nhà sản xuất thường sẽ dùng cao su để làm vật liệu chính để tạo ra khuôn tổng thể của đế, sau đó áp dụng một số thủ thuật khác nhằm gia tăng khả năng bảo vệ của nhưng vẫn đảm bảo được chi phí sản xuất.
2.2. PU (Polyurethane)
PU hay nhựa PU là về cơ bản là một loại polymer bao gồm nhiều đơn vị hữu cơ khác nhau. Loại vật liệu này cũng khá phổ biến và được nhiều nhà sản xuất áp dụng trong việc tạo ra những đôi giày bảo hộ cao cấp bởi những tính năng ưu việt của chúng.
Trên thị trường hiện tại, những đôi giày bảo hộ có đế được làm từ PU đều đáp ứng được những yêu cầu cơ bản như chịu lực, chống đâm xuyên, chống trơn trượt, chống điện. Nhưng lợi thế của PU so với cao su là khả năng chống mài mòn tốt hơn, bền bỉ hơn. Đồng thời, PU có cấu trúc xốp đem đến một khả năng đàn hồi cực tốt nên chúng thường được áp dụng để tạo ra những chiếc đế công thái học, mang lại sự êm ái và thoải mái cho người sử dụng.
Tuy chi phí của đế PU có vẻ cao hơn so với cao su nhưng các nhà sản xuất vẫn luôn có cách để đảm bảo và cân đối sao cho giá thành của mỗi sản phẩm giày không quá nặng nề đối với người lao động.
2.3. Thép
Ngoài mũi giày thì thép cũng được áp dụng cho việc sản xuất đế giày bởi đây chính xác là một loại vật liệu giá rẻ nhưng vẫn mang lại hiệu quả rất tốt cho các sản phẩm cần đến sự bảo vệ tuyệt đối.
Ở phần đế giày thì thép sẽ được thi công thành miếng, sau đó lót vào chính giữa đế giày cao su hoặc đế giày PU. Điều này đồng nghĩa với việc, đế giày không nhất thiết phải là cao su hoặc PU đậm đặc mà chỉ cần một lượng vừa đủ, sau đó là một lớp thép bảo vệ ngăn chặn đâm xuyên. Bởi nếu thiết kế cao su quá đặc thì sẽ làm nặng giày và gây khó khăn trong di chuyển, còn nếu PU quá nhiều thì sẽ gia tăng chi phí.
2.4. Kevlar
Kevlar thực chất là nhãn hiệu được đăng ký cho một loại sợi tổng hợp, tên thật của sợi này là Para – Aramid. Đây là một loại vật liệu cực kỳ phổ biến và được ứng dụng rộng rãi từ những năm 1970 bởi chúng bền hơn thép gấp 5 lần nếu cùng trọng lượng. Trên thực tế, kevlar là được se thành sợi hoặc từng tấm sau đó đưa vào sử dụng với mục đích chính là chịu tải và chịu lực cao.
Tương tự với thép, các tấm kevlar sẽ được nhà sản xuất lồng vào chính giữa đế giày để gia tăng tối đa hiệu quả chống chọi với những nguy hiểm về đâm xuyên và chấn thương lòng bàn chân. Không những thế, kevlar còn có khả năng chịu nhiệt và chống điện cực tốt, chống chọi được hầu hết những điều kiện khắc nghiệt nhất. Tất nhiên, với những khả năng mà kevlar mang lại, chúng chắc chắn sẽ có mức giá cao hơn so với lót thép
3. Các loại vật liệu thường được sử dụng để sản xuất lót giày
Lót giày là một bộ phận khá quan trọng bởi nó tiếp xúc trực tiếp với chân người sử dụng. Lót giày tốt sẽ giúp chân luôn trong trạng thái khỏe khoắn, hỗ trợ giảm thiểu những nguy cơ về xương khớp và các các bệnh liên quan đến bàn chân.
Ngoài ra, lót giày cũng chịu trách nhiệm trong việc thấm hút mồ hôi, giúp phía bên trong giày luôn khô ráo và không bị ẩm mốc. Với tùy từng thiết kế và từng loại chất liệu, mỗi loại lót sẽ có khả năng hỗ trợ khác nhau như giảm áp lực, thiết kế công thái học, cách điện, chống tĩnh điện,… Một số loại vật liệu thường được các nhà sản xuất sử dụng để làm lót giày bảo hộ như:
3.1. Cao su Latex
Cao su Latex hay hiểu đơn giản là mủ cao su, chất liệu này mang tới sự êm ái và thoải mái cho người sử dụng bởi khả năng giảm xóc hiệu quả. Cùng cấu trúc mềm mại của cao su, chân sẽ sẽ không bị đau nhức sau một khoảng thời gian dài sử dụng và vận động với tần suất cao.
3.2. EVA
EVA, viết tắt của Ethylene Vinyl Acetate. Đây là một loại polyme đàn hồi được tạo ra bằng cách trộn ethylene và vinyl axetat lại với nhau. EVA có xu hướng mềm hơn cao su, điều đó có nghĩa là EVA mang lại sự linh hoạt tốt hơn. Đồng thời, độ bền và khả năng hấp thụ sốc của EVA cũng rất đáng kể, cộng với khối lượng riêng cực thấp, EVA không chỉ được sử dụng trong giày bảo hộ mà còn được áp dụng hầu hết trên các brand giày nổi tiếng trên thế giới như Nike, Adidas,…
3.3. Memory Foam
Đây là một loại chất liệu được phát triển từ PU (Polyurethane) và còn được gọi là “bọt hoạt tính” và chúng thường được sử dụng để làm nệm, ghế ô tô, lót mũ bảo hiểm,… vật liệu này có tính giảm áp và giảm xóc rất hiệu quả. Ngoài ra, memory foam còn được biết đến với độ bền cao, không gây kích ứng da và cũng cực kỳ thân thiện với môi trường.
4. Các loại vật liệu thường được sử dụng để sản xuất thân giày
Thân giày là bộ phận chứa và bảo vệ đôi chân. Nó có thể được làm từ da, da tổng hợp, vải hoặc các vật liệu khác tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Thân giày cần phải thoải mái, đủ rộng để đón chân và chống thấm nước hoặc hóa chất nếu cần.
Thân giày là bộ phận bao bọc xung quanh chân, có tác dụng bảo vệ chân khỏi các tác nhân nguy hiểm như dầu mỡ, hóa chất, nhiệt độ cao, thấp. Các nhà sản xuất thường sử dụng các loại vật liệu sau để làm thân giày bảo hộ:
4.1. Mesh
Mesh là một loại vải được gọi với một cái tên thân thuộc là vải lưới, thường được làm từ nhựa PVC hoặc nhựa PP. Đây là dạng vải được sử dụng tương đối phổ biến trong sản xuất quần áo, giày dép, balo túi xách, rèm cửa, ghế lưới, võng, khăn phủ, đồ trang trí,… Trong các ngành công nghiệp thì vải mesh thường được sử dụng để làm màng lọc các loại thực phẩm đóng chai như sữa, mật ong, nước mắm, xì dầu,…
Vải mesh thường được chọn là một trong số các nguyên vật liệu để tạo nên một đôi giày bảo hộ bởi chúng có khả năng co giãn tốt, cùng với kết cấu dạng lưới, vải mesh mang lại sự thoải mái và thoáng mát cho đôi giày. Bên cạnh đó, vải mesh cũng có độ bền cao và khả năng chịu nhiệt tới 90oC.
4.2. Da
Da là loại vật liệu không quá xa lạ bởi chúng được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất giày. Phổ biến nhất là những đôi giày âu lịch lãm, cho tới những đôi giày boots cá tính và nổi loạn.
Sở dĩ lý do mà chất liệu da lại được lựa chọn nhiều như vậy là bởi vì sự bền bỉ của nó đã được chứng minh. Không những thế, ở một số loại da còn có khả năng chống nhiệt lạnh, nhiệt nóng và chống nước, giúp bảo vệ chân toàn diện. Mặc dù có phần cứng hơn giày vải, nhưng độ hot của giày da là một sự thật không thể chối cãi ở trong thời đại ngày nay.
Các loại da thường được sử dụng để sản xuất giày bảo hộ sẽ là da bò, da lộn và da tổng hợp. Tùy vào từng tiêu chuẩn và mục tiêu chức năng, các nhà sản xuất sẽ có các phương pháp lựa chọn da phù hợp với sản phẩm của mình.
4.3. Nylon
Nylon là một thoại vật liệu tổng hợp bền bỉ và nhẹ nhàng, chúng thường được các nhà sản xuất sử dụng để hoàn thiện và bổ sung các bước cuối cùng trong việc hoàn thiện giày điển hình như: kết nối, gia cố, tạo chi tiết, hoàn thiện thiết kế thẩm mỹ,…
Trong một số sản phẩm, các nhà sản xuất cũng sử dụng nylon để làm nguyên liệu chính cấu tạo cho thân giày bởi chúng có khả năng chống thẩm thấu nước cực cao, bên cạnh đó cũng rất thoáng và nhẹ, góp phần tối ưu sự linh hoạt cho đôi chân.
4.4. PVC
Poly Vinyl Chloride là tên đầy đủ của PVC, một nguyên vật liệu quốc dân xuất hiện ở mọi nơi, trong mọi ngành và trên mọi con đường. Phải nói rằng, PVC chính là một phát triển có ảnh hưởng lớn trong đời sống sinh hoạt và trong sản xuất của nhân loại.
Bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy PVC thông qua đồ chơi trẻ em, áo mưa, các loại đường ống thoát nước, các loại bao bì nilon,… đối với giày bảo hộ, PVC sẽ được sử dụng để sản xuất ra những đôi giày chống hóa chất, chống axit và chống ăn mòn bởi loại vật liệu này vừa mang khả năng chống thẩm thấu và động nước, vừa có khả năng cách điện toàn diện.
Ứng dụng của PVC thực sự rất rộng lớn bởi chúng sở hữu một độ bền cực cao và chịu mài mòn tốt, bất chấp các loại điều kiện khắc nghiệt nhất.
Bài viết trên đã chỉ điểm các nguyên vật liệu phổ biến nhất được các nhà sản xuất ưa chuộng và tin dùng. Như bạn thấy, từ mũi giày tới đế giày, thân giày và thậm chí là lót giày cũng có rất nhiều phương pháp để kết hợp và tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Những mỗi nguyên vật liệu đều sẽ có những đặc điểm riêng, ưu điểm và nhược điểm cũng hoàn toàn khác nhau. Thậm chí, giá của một đôi giày bảo hộ cũng bị ảnh hưởng bởi vật liệu tạo ra nó, điều đó chứng tỏ đôi giày đã được đầu tư một cách toàn diện.
Mặc dù các nguyên vật liệu rất đa dạng, nhưng chúng đều có chung một đặc điểm là đều mang lại sự bảo vệ tuyệt đối cho đôi chân của bạn. Hãy tin vào những công bố của nhà sản xuất về sản phẩm của họ. Thậm chí bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng để kiểm chứng, như vậy sẽ đảm bảo được tính khách quan và cũng giúp bạn an tâm vì mọi thắc mắc của bạn đều sẽ được giải đáp bởi đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm của cửa hàng.
Anh Võ Trọng Đạt là người sáng lập và điều hành Hưng Thịnh Minerals, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành thể thao và kinh doanh. Anh Đạt nổi bật với khả năng lãnh đạo và chiến lược phát triển, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng và từ thiện liên quan đến sức khỏe và thể thao. About Me!
- Lựa Chọn Giày Chạy Bộ Hoàn Hảo: Từ A – Z Cho Mọi Runner
- Thuật ngữ giày dép: Cẩm nang từ A-Z cho Sneakerhead
- Hướng dẫn cách xác định size giày nam đơn giản, chuẩn xác
- Khám Phá Thế Giới Giày Thể Thao: Từ Nike Đến Vans, Đâu Là Lựa Chọn Của Bạn?
- Mix&Match Giày Dép Với Tất – Nâng Tầm Phong Cách Thời Trang Cực Chất